Chào mừng quý vị đến với website Tư liệu dạy và học môn Địa lý
Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành
viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của
Thư viện về máy tính của mình.
Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái.
Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái.

Chuyên đề: Khí hậu Việt Nam
(Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn: Phạm Văn Đại
Người gửi: Lê Thanh Long (trang riêng)
Ngày gửi: 09h:52' 17-08-2011
Dung lượng: 177.5 KB
Số lượt tải: 442
Nguồn: Phạm Văn Đại
Người gửi: Lê Thanh Long (trang riêng)
Ngày gửi: 09h:52' 17-08-2011
Dung lượng: 177.5 KB
Số lượt tải: 442
Số lượt thích:
0 người
CHUYÊN ĐỀ KHÍ HẬU VIỆT NAM
A. PHẦN I: TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ
- Chuyên đề khí hậu Việt Nam thuộc mảng kiến thức tự nhiên Việt Nam – đây là mảng kiến thức khó, hay thi trong các kì thi HSG các cấp. Để nắm bắt được đặc điểm nổi bật của khí hậu nước ta và vận dụng giải thích các vấn đề kiến thức liên quan đòi hỏi giáo viên và học sinh phải nghiên cứu kĩ mảng chuyên đề này.
- Hiện nay, tài liệu tham khảo chuyên đề khí hậu nước ta có khá nhiều, nhưng nhìn chung đầu sách trên thư viện nhà trường còn ít, hơn nữa các tài liệu viết rất chung chung, khó nghiên cứu, khó chọn lọc vấn đề cốt lõi… gây khó khăn không nhỏ cho các em trong đội tuyển HSG địa lí.
- Chuyên đề này sẽ giúp các em nắm bắt kiến thức có chọn lọc hơn, dễ hiểu hơn. Các em thi Đại học khối C cũng có thể tham khảo chuyên đề này trong quá trình học tập và ôn luyện.
B. PHẦN II: NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
I. KHÁI QUÁT CHUNG:
Trong chuyên đề này, 3 nội dung nổi bật sẽ được đề cập đến, đó là:
- Nét nổi bật của khí hậu Việt Nam:
+ Tính chất nhiệt đới
+ Tính chất ẩm
+ Tính chất gió mùa
- Khí hậu Việt Nam có sự phân hoá đa dạng, phức tạp:
+ Phân hoá theo Đông – Tây
+ Phân hoá theo Bắc – Nam
+ Phân hoá theo độ cao địa hình
+ Phân hó theo mùa.
- Khí hậu Việt Nam không ổn định, có tính chất thất thường.
II. NỘI DUNG CHI TIẾT.
1. NÉT NỔI BẬT CỦA KHÍ HẬU NƯỚC TA: KHÍ HẬU VIỆT NAM MANG TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA.
a. Tính chất nhiệt đới:
* Nguyên nhân:
- Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta đựơc quyết định bởi vị trí của nước ta. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bán cầu Bắc (từ 8034’ B đến 23023’B) khiến cho trong năm Mặt Trời luôn nằm cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần với chu kì quang ngắn, góc nhập xạ lớn nên lượng nhiệt nhận được hàng năm lớn.
- Tuy nhiên do miền Bắc nước ta có vị trí gần chí tuyến Bắc nên khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh là rất gần nhau (Tại Đồng Văn – Hà Giang, khoảng cách đó chỉ là vài ngày trước và sau ngày hạ chí), càng vào Nam khoảng cách giữa 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh càng tăng (Cần Thơ là 4 tháng 11 ngày)… từ đó có ảnh hưởng khác nhau tới tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam.
* Biểu hiện:
- Do có góc nhập xạ trong năm lớn nên tổng lượng nhiệt mà Việt Nam nhận được rất lớn: 8000 – 100000C/năm. Nhiệt độ trung bình năm ở các địa phương luôn lớn hơn 200C, có nơi trên 270C (trừ vùng núi cao), vượt tiêu chuẩn của vùng nhiệt đới.
Bảng 1: Nhiệt độ trung bình năm ở 1 số địa điểm của nước ta.
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình năm (oC)
Lạng Sơn
21,2
Hà Nội
23,5
Huế
25,1
Đà Nẵng
25,7
Quy Nhơn
26,8
Tp. Hồ Chí Minh
27,1
- Tổng bức xạ hàng năm lớn: trên 120kcal/cm2/năm, miền Nam có thể vượt 130kcal/cm2/năm (ví dụ: TP. Hồ Chí Minh 136 kcal/cm2/năm).
- Cân bằng xạ luôn dương: trung bình cả nước vượt 75 kcal/cm2/năm.
- Nhiều nắng: Số giờ nắng cao: 1400 – 3000h / năm.
- Có sự tham gia của gió tín phong: Loại gió thường xuyên của vùng nội chí tuyến. Mùa đông gió này bị gió mùa xuất phát từ cao áp Xibia lấn át, nó khác hẳn các loại gió mùa bởi tính chất nóng khô, còn mùa hè gió này lại có hướng đông nam, vì xuất phát từ phía tây cao áp Tây TBD, xen kẽ với gió mùa Tây Nam.Chỉ vào thời kì trung gian giữa các đợt gió mùa, gió tín phong mới hoạt động mạnh, thổi khá ổn định theo hướng ĐN trên phạm vi cả nước.
- Chênh lệch độ dài ngày đêm không lớn: Trung bình chỉ khoảng từ 1 – 2.5h, do đó làm cho nhiệt độ có sự ổn định hơn.
b. Tính chất ẩm.
* Nguyên nhân:
Đây chính là sự tổng hoà của các đợt gió mùa và gió tín phong trong hoàn cảnh cụ thể của thiên nhiên Việt Nam, mà nguyên nhân chính là do nước ta có vị trí tiếp giáp với vùng Biển Đông - Biển rộng và thuộc khu vực nhiệt đới ẩm
A. PHẦN I: TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ
- Chuyên đề khí hậu Việt Nam thuộc mảng kiến thức tự nhiên Việt Nam – đây là mảng kiến thức khó, hay thi trong các kì thi HSG các cấp. Để nắm bắt được đặc điểm nổi bật của khí hậu nước ta và vận dụng giải thích các vấn đề kiến thức liên quan đòi hỏi giáo viên và học sinh phải nghiên cứu kĩ mảng chuyên đề này.
- Hiện nay, tài liệu tham khảo chuyên đề khí hậu nước ta có khá nhiều, nhưng nhìn chung đầu sách trên thư viện nhà trường còn ít, hơn nữa các tài liệu viết rất chung chung, khó nghiên cứu, khó chọn lọc vấn đề cốt lõi… gây khó khăn không nhỏ cho các em trong đội tuyển HSG địa lí.
- Chuyên đề này sẽ giúp các em nắm bắt kiến thức có chọn lọc hơn, dễ hiểu hơn. Các em thi Đại học khối C cũng có thể tham khảo chuyên đề này trong quá trình học tập và ôn luyện.
B. PHẦN II: NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
I. KHÁI QUÁT CHUNG:
Trong chuyên đề này, 3 nội dung nổi bật sẽ được đề cập đến, đó là:
- Nét nổi bật của khí hậu Việt Nam:
+ Tính chất nhiệt đới
+ Tính chất ẩm
+ Tính chất gió mùa
- Khí hậu Việt Nam có sự phân hoá đa dạng, phức tạp:
+ Phân hoá theo Đông – Tây
+ Phân hoá theo Bắc – Nam
+ Phân hoá theo độ cao địa hình
+ Phân hó theo mùa.
- Khí hậu Việt Nam không ổn định, có tính chất thất thường.
II. NỘI DUNG CHI TIẾT.
1. NÉT NỔI BẬT CỦA KHÍ HẬU NƯỚC TA: KHÍ HẬU VIỆT NAM MANG TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA.
a. Tính chất nhiệt đới:
* Nguyên nhân:
- Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta đựơc quyết định bởi vị trí của nước ta. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bán cầu Bắc (từ 8034’ B đến 23023’B) khiến cho trong năm Mặt Trời luôn nằm cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần với chu kì quang ngắn, góc nhập xạ lớn nên lượng nhiệt nhận được hàng năm lớn.
- Tuy nhiên do miền Bắc nước ta có vị trí gần chí tuyến Bắc nên khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh là rất gần nhau (Tại Đồng Văn – Hà Giang, khoảng cách đó chỉ là vài ngày trước và sau ngày hạ chí), càng vào Nam khoảng cách giữa 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh càng tăng (Cần Thơ là 4 tháng 11 ngày)… từ đó có ảnh hưởng khác nhau tới tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam.
* Biểu hiện:
- Do có góc nhập xạ trong năm lớn nên tổng lượng nhiệt mà Việt Nam nhận được rất lớn: 8000 – 100000C/năm. Nhiệt độ trung bình năm ở các địa phương luôn lớn hơn 200C, có nơi trên 270C (trừ vùng núi cao), vượt tiêu chuẩn của vùng nhiệt đới.
Bảng 1: Nhiệt độ trung bình năm ở 1 số địa điểm của nước ta.
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình năm (oC)
Lạng Sơn
21,2
Hà Nội
23,5
Huế
25,1
Đà Nẵng
25,7
Quy Nhơn
26,8
Tp. Hồ Chí Minh
27,1
- Tổng bức xạ hàng năm lớn: trên 120kcal/cm2/năm, miền Nam có thể vượt 130kcal/cm2/năm (ví dụ: TP. Hồ Chí Minh 136 kcal/cm2/năm).
- Cân bằng xạ luôn dương: trung bình cả nước vượt 75 kcal/cm2/năm.
- Nhiều nắng: Số giờ nắng cao: 1400 – 3000h / năm.
- Có sự tham gia của gió tín phong: Loại gió thường xuyên của vùng nội chí tuyến. Mùa đông gió này bị gió mùa xuất phát từ cao áp Xibia lấn át, nó khác hẳn các loại gió mùa bởi tính chất nóng khô, còn mùa hè gió này lại có hướng đông nam, vì xuất phát từ phía tây cao áp Tây TBD, xen kẽ với gió mùa Tây Nam.Chỉ vào thời kì trung gian giữa các đợt gió mùa, gió tín phong mới hoạt động mạnh, thổi khá ổn định theo hướng ĐN trên phạm vi cả nước.
- Chênh lệch độ dài ngày đêm không lớn: Trung bình chỉ khoảng từ 1 – 2.5h, do đó làm cho nhiệt độ có sự ổn định hơn.
b. Tính chất ẩm.
* Nguyên nhân:
Đây chính là sự tổng hoà của các đợt gió mùa và gió tín phong trong hoàn cảnh cụ thể của thiên nhiên Việt Nam, mà nguyên nhân chính là do nước ta có vị trí tiếp giáp với vùng Biển Đông - Biển rộng và thuộc khu vực nhiệt đới ẩm
 

Các ý kiến mới nhất